Về với cốt truyện chính của Tây Du Ký, tại kiếp nạn “Mỹ Hầu Vương thật giả”, khi phân định ai mới là Tôn Ngộ Không, Phật Tổ Như Lai đã nói: “Trời đất có ngũ Tiên gồm Thiên, Địa, Thần, Nhân, Quỷ. Có ngũ Trùng gồm Luy, Lân, Mao, Vũ, Côn; còn có Tứ Hầu Hỗn Thế không thuộc mười loại này”. Từ đây, gốc gác của Tứ Hầu Hỗn Thế mới được nhắc đến.
Theo đó, Mỹ Hầu Vương không phải là Thần Hầu duy nhất được sinh ra từ đá Nữ Oa. Ngoài Tôn Ngộ Không còn có Lục Nhĩ Mỹ Hầu, Xích Khao Mã Hầu và Thông Tý Viên Hầu.
Linh Minh Thạch Hầu
Theo nhiều phân tích, Tôn Ngộ Không chính là Linh Minh Thạch Hầu, một trong Tứ Hầu Hỗn Thế, thông biến hóa, biết thiên thời, hiểu địa lợi, di tinh hoán đẩu.
Thế nhưng, Tôn Ngộ Không lại yếu nhất trong nhóm Tứ Hầu, vì cơ duyên may mắn được bái làm đồ đệ của Bồ Đề Tổ Sư, học được 72 phép biến hóa, ngẫu nhiên luyện được Kim cang bất hoại thân nhờ "ăn vụng" quá nhiều tiên đan và thôi rèn trong lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân.
Điểm sáng trong tính cách của Tôn Ngộ Không chính là sự hướng thiện, biết học hỏi từ những sai lầm và liên tục sửa chữa những khuyết điểm của mình để trở nên hoàn thiện hơn. Từ một kẻ ngông cuồng đến lúc đắc đạo thành Đấu Chiến Thắng Phật là cả một quá trình dài, nên không sai khi nói sự phát triển tính cách, nội tâm của Tôn Ngộ Không cũng là khía cạnh đáng để suy nghĩ khi thưởng thức tác phẩm Tây Du Ký.
Lục Nhĩ Mỹ Hầu
Lục Nhĩ Mỹ Hầu giỏi thính âm, biết quan sát, hiểu rõ chuyện trong quá khứ cũng như tương lai của Tam giới, tinh tường vạn vật. Phép thuật biến hóa của Di Hầu cao cường đến mức có thể qua mặt được Gương chiếu yêu của Lý Tịnh và Tuệ nhãn của Quan Thế Âm Bồ Tát, ngay cả người tu hành vạn kiếp như Ngọc Đế cũng không thể nhận ra. Khi hai Ngộ Không đánh xuống địa phủ, Đế Thính và Địa Tàng Vương Bồ Tát tuy phân biệt được thật giả nhưng cũng không dám hé lộ chân tướng, chỉ có thể để cho Như Lai xử lý.
Xét về thực lực, Lục Nhĩ Mỹ Hầu có thể coi là một trong số những yêu quái mạnh nhất, vượt trội hơn cả trong những kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng từng gặp khi nó có thể đánh ngang cơ với Ngộ Không, chẳng nói câu nào nhưng cũng có thể uy hiếp được Đế Thính.
Xích Khao Mã Hầu
Xếp thứ hai là Xích Khao Mã Hầu, biết âm dương, hiểu chuyện đời, giỏi xuất nhập, thoát tử diên sinh. Xích Khao Mã Hầu còn gọi là Hoài Thủy Vô Chi Kỳ, là một thủy quái ở thời kỳ Bàn Cổ, xưng là Thủy Viên Đại Thánh.
Viên đá thứ nhất rơi xuống cõi Phật, ngày đêm được nghe đức Phật giảng đạo cộng thêm hấp thu linh khí dồi dào tại miền cực lạc mà được sinh ra đầu tiên. Đây là con khỉ mang sức mạnh to lớn,vượt trội (mạnh mẽ nhất trong 4 con thạch hầu về sức mạnh cũng như thần thông) vì thế mà rất ngạo mạn, cùng thiên hạ tranh chấp hơn thua,giây hỗ loạn cả Tam giới tạo ra vô vàn đại khiếp tai ương cho nhân gian như sóng thần, động đất, bão lũ...
Thông Tý Viên Hầu
Đứng thứ nhất là Thông Bích Viên Hầu. Bản lĩnh của Thần hầu này lại càng không thể tưởng tượng nổi, nã nhật nguyệt, túc thiên sơn, biện hưu cữu, thay đổi càn khôn.
Thông Tý Viên Hầu là Thạch Hầu được sinh ra trong cõi ma đạo bởi vậy từ khi sinh ra, nhân vật này đã bị bao bọc bởi năng lượng của địa ngục. Mỗi nơi Thông Túy Viên Hầu đặt bước chân tới là cây cỏ và cả con người đều héo úa, không còn chút sự sống.
Được biết, Thông Túy Viên Hầu đã học được Thiên Canh 36 biến và hấp thụ được cả tu vi của đối thủ chuyển hóa thành của mình, một trong số những chiêu thức mạnh nhất trong Tây Du Ký gọi là "hóa công đại pháp". Điều này khiến Thông Túy Viên Hầu được coi là yêu hầu đáng sợ nhất được sinh ra từ đá ngũ sắc.
Tổng kết lại, bản lĩnh của Tứ Hầu Hỗn Thế lần lượt từ dưới lên sẽ là Tôn Ngộ Không, Lục Nhĩ Mỹ Hầu, Xích Khao Mã Hầu và đứng thứ nhất là Thông Tý Viên Hầu.
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
tráng thọ Hồng Trần Nam Đế
2 năm trước
Đế Bá: Gần nhất một tháng này Đế Bá giảng cái gì?
La Sát công chúa - La Sa (nhân vật nữ chính trong Vạn Cổ Thần Đế)
Cảm nhận sau khi đọc Tuyết Trung Hãn Đao Hành
An Vặn Dật (Chàng hoàng tử lạnh giá của Hưng Hân)
Nông Phu Hung Mãnh đẹp không? Quyển tiểu thuyết này giảng cố sự gì?
Toàn Chức Cao Thủ: Lâm Kiệt sư thừa của đệ nhất ma thuật sư Vương Kiệt Hi
Thanh Lân - Đấu Phá Thương Khung
Tổng kết về thế giới truyện Nhĩ Căn sau Tam Thốn Nhân Gian – Phần 1
Sơ Lược Cực Phẩm Tu Chân Cường Thiếu | Ngư Nhân Nhị Đại
Tại sao chúng ta nên sử dụng ít trạng từ hơn?
HUYỀN GIÁM TIÊN TỘC: LẠC TỬ, TRÁNH NHÂN QUẢ (part 1)
Già Thiên: Tản mạn vài dòng về Yêu Hoàng Tuyết Nguyệt Thanh
Chia sẻ một vài mẹo đơn giản để đạt kết quả ngay lập tức (1)
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.