Khi nhân vật đối thoại với nhau không chỉ là đang tự sự, mà là thúc đẩy tiến triển của nội dung.
Tự sự là dùng phương pháp kể chuyện kể lại toàn bộ kết cấu của câu chuyện.
Cho nên lời thoại là một phần rất quan trọng trong một bộ truyện, nhưng một mình nó cũng không thể tự làm nên "câu chuyện" được, trong quá trình sáng tác cần phải dùng nhiều yếu tố kết hợp với nhau để cùng nhau tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
Không biết cách nói này có dễ hiểu hay không, tự sự là để người ngoài phân biệt, còn nhân vật là cho người bên trong câu chuyện phân biệt.
Nhân vật là một trong số những thành phần cấu thành toàn thể câu chuyện, cho nên bên trong câu chuyện cũng bao hàm cả nhân vật lẫn đối thoại của nhân vật đó.
Sắp xếp được mối quan hệ giữa các nhân vật thì có thể tìm được cách vận dụng lời nói của nhân vật để diễn tả câu chuyện, đẩy tình tiết lên cao.
So sánh giữa việc người bên trong "diễn" câu chuyện và người bên ngoài "kể lại" câu chuyện, hai bên có sự khác biệt rất lớn.
Cảm thấy mình chỉ đang nói nhảm, mắc kẹt ở bên trong câu chuyện không thoát ra được sao, mấu chốt là ở chỗ bạn đang dùng nhân vật bên trong câu chuyện "kể lại" nó mà không phải "diễn".
Khi tôi giải thích có thể có chút rắc rối, tốt nhất là bạn nên tự mình tìm ra được một lối đi riêng, tìm được căn bản rồi thì vấn đề sẽ tự khắc được hóa giải.
Khả năng sáng tác dựa trên ngôi xưng không giống nhau nên cách sáng tác sẽ không bao giờ trùng lặp.
------------------------------------------------
Thực ra đối thoại cũng không có thủ pháp gì cụ thể, hoàn toàn phát triển dựa vào tình tiết câu chuyện.
Quan trọng là đừng nghĩ "tác giả muốn nói gì", hãy ngẫm xem "nhân vật sẽ nói gì".
Căn cứ vào hoàn cảnh bên ngoài, tính cách nhân vật, các mối quan hệ giữa các nhân vật, mục đích của nhân vật, chiều hướng của câu chuyện như thế nào, tất cả đều là điều kiện để "tổ chức" đối thoại.
Tổng cộng lại cũng chỉ có vài vấn đề.
Thứ nhất, nắm bắt được điểm mấu chốt của cuộc đối thoại.
Mỗi một câu thoại đều có một mục đích chính của riêng mình, những từ ngữ cấu thành, cấu trúc, giọng điệu đều được sắp xếp để phục vụ mục đích đó.
Khi miêu tả cuộc đối thoại giữa các nhân vật, chỉ cần nắm chắc mục đích của cuộc hội thoại thì sẽ không lo lạc đề.
Thứ hai, căn cứ vào tình tiết của câu chuyện để dẫn dắt hoạt động của nhân vật.
Ban nãy có nhắc đến chuyện lời nói của nhân vật là do tự nhân vật quyết định, mục đích chính là vì đẩy tình tiết.
Như vậy câu chuyện của chúng ta sẽ không bị đầu voi đuôi chuột, có phương hướng phát triển rõ ràng.
Nắm chắc được hướng phát triển của câu chuyện, để cho nhân vật xoay quanh phương hướng đó, không ngừng phát triển tình tiết.
Thứ ba, đừng tiết lộ toàn bộ câu chuyện, hãy để nhân vật tự mình biểu hiện nó.
Căn cứ vào một chi tiết nhỏ rồi suy rộng ra, không nên nói hộ nhân vật rằng họ đi đâu họ làm gì, mà hãy để cho nhân vật tự mình quyết định mình phải làm gì, mình sẽ đi đâu.
Quá trình vận động của nhân vật chính là "Đừng để nhân vật nhập vào tác giả, hãy để chính tác giả nhập vai vào nhân vật của chính mình".
Với khía cạnh này, cần phải phân biệt rõ hai trạng thái "biết một nửa" và "gì cũng biết", để cho nhân vật luôn luôn duy trì trạng thái "biết một nửa".
Mỗi một nhân vật đều là một diễn viên, bọn họ dùng hành động để nói cho người đọc biết đây là một câu chuyện như thế nào, chứ không phải kể lại cho độc giả nghe đây là một câu chuyện như thế nào.
Thứ tư, dùng từ ngắn gọn súc tích, đừng bao giờ kéo dài câu chuyện bằng những từ ngữ rườm rà không cần thiết.
Nếu bạn cảm thấy mình đang để nhân vật nói quá nhiều lời không cần thiết, vậy thì hãy kết hợp cùng với điều thứ nhất để xem xem nhân vật của bạn đã nêu được điểm mấu chốt ra hay chưa.
Mục đích, ý nghĩa, diễn đạt, nếu bạn không cố ý tạo ấn tượng bằng cấu trúc song song, vậy thì khi xây dựng cuộc đối thoại cho nhân vật đừng nên quá rườm rà.
Nhất định phải cân bằng mọi thứ, học được cách đưa ra lựa chọn.
Thứ năm, xác định rõ mục đích của từng nhân vật, sau đó phát triển lên.
Mỗi hành động của nhân vật đều có mục đích, mục đích ngay lúc này, mục đích ngắn hạn, mục đích lâu dài, đây là mấu chốt để khắc họa nên tính chân thực của nhân vật.
Quanh đó có sự sắp xếp ngôn từ, tổ chức đối thoại, làm cho hành động của nhân vật trở nên thực tế hơn, có nguyên nhân có hậu quả.
Để cho lời thoại của nhân vật muốn khí phách có khí phách, cần xấu xa phải có xấu xa.
Thứ sáu, tác giả tự coi mình là nhân vật đó, nghĩ những gì nhân vật nghĩ, muốn những thứ nhân vật muốn và nói những điều nhân vật nói.
Lúc nãy có nhắc rằng "tác giả trở thành nhân vật, không phải nhân vật trở thành tác giả".
Có vài bạn hiểu sai ý ở vấn đề này, vì vậy nên đã dùng giọng văn của chính mình cho nhân vật thể hiện, làm cho nhân vật bị OOC.
Cách đúng đắn nhất chính là nghĩ những gì nhân vật nghĩ, muốn những thứ nhân vật muốn và nói những điều nhân vật nói.
Ý trên mặt chữ, rất dễ hiểu.
Thứ bảy, khống chế lời thoại, chú ý ngắt đoạn, tránh dồn thành một đoạn dài.
Chia đoạn là bài học cơ bản khi bạn học cấp 1, nếu bạn đã từng làm giáo viên môn Tiếng Việt sẽ nhận ra, mỗi một người đều sẽ có một cách ngắt đoạn của riêng mình.
Có người ngắt dài, có người ngắt ngắn, lại có người ngắt đoạn giữa... Được rồi, tôi cũng không biết các bạn nhỏ nghĩ thế nào nữa.
Chuyện này liên quan đến văn học mạng là có lí do cả, cố gắng đừng để dồn một đoạn rất dài rồi mới ngắt, bởi vì bạn còn phải cân nhắc đến thói quen đọc văn bản trên di động của người đọc nữa.
Cụ thể phải chia đoạn ra như thế nào, thực ra cũng có thể tham khảo bài văn này của tôi. (Khả năng dùng dấu phẩy của tôi không được tốt lắm, đừng học theo tôi, tôi viết vậy quen rồi và cũng đang cố gắng sửa đổi đây.)
Đại loại là một đoạn văn đừng nên dài quá ba dòng, nhiều quá sẽ khiến người đọc cảm thấy bức bối, mỏi mắt lười đọc.
Đoạn văn ngắn gọn súc tích sẽ lấy được thiện cảm của độc giả tốt hơn, đọc lâu cũng không thấy quá mỏi mệt.
Như vậy thì trong quá trình sáng tác, bạn cũng có thể dễ dàng nắm bắt được điểm chính, điều chỉnh tiết tấu sao cho phù hợp.
Vấn đề này nhìn thì tưởng nhỏ, nhưng trong một bộ tiểu thuyết hơn một triệu chữ thì sẽ thành một vấn đề lớn, thế nên nhất định phải chú ý đến câu chữ mà bạn gõ ra, đừng khiến cho độc giả phải đau khổ.
Thứ tám, là vì cuộc sống, một cuộc sống tốt hơn, khi viết đoạn hội thoại nên dùng những từ ngữ gần gũi với sinh hoạt thường ngày của mọi người, nhưng tác giả cần phải có sự sàng lọc, bỏ đi những từ ngữ vô nghĩa trong văn nói để phù hợp với văn viết.
Nói đơn giản là, phần lớn các câu thoại trong tiểu thuyết đều là những mẫu câu mà chúng ta thường dùng trong cuộc sống, nôm na là để tạo cảm giác chân thực, "có hơi thở cuộc sống".
Tài liệu tham khảo cũng không nhất thiết phải được nghe từ chính người thật nói ra, dùng phần mềm trên internet cũng có thể tham khảo được.
Một điều quan trọng nữa là, chúng ta đừng nên máy móc rập khuôn thấy gì viết đó.
Có rất nhiều người thích áp nguyên khuôn mẫu vào đoạn văn của mình, không phân biệt hay dở tốt xấu, dùng hết những từ a, ờm, ồ, ớ các loại, bạn nên biết rằng không phải cái gì cũng áp dụng được vào văn viết.
Điều quan trọng này đã nói rất nhiều lần rồi, trong đoạn văn này bạn muốn truyền đạt cái gì!
Thể hiện tính cách nhân vật, thúc đẩy tình tiết, khắc họa ngữ cảnh, biểu đạt tâm trạng, miêu tả cảm thụ của nhân vật.
Là đối thoại cũng được hay là gì cũng đều tốt, chỉ cần sáng tác có chủ đích mới là thích hợp nhất.
Phù hợp thì đưa vào, không hợp thì bỏ qua, trong khi sàng lọc cũng cần phải có sự sáng tạo.
Như vậy vừa có thể giảm đi những từ ngữ vô nghĩa, vừa tăng độ chân thực cho nhân vật.
Thứ chín, cuộc hội thoại còn cần những yếu tố khác để tạo nên, chú ý miêu tả động tác, thần thái của nhân vật, từ đó xây dựng nên một cuộc đối thoại sinh động giữa các nhân vật.
Đoạn mở đầu của bài văn tôi đã nhắc đến rằng, cuộc đối thoại của nhân vật là một kiểu kể chuyện, nhưng không phải là tất cả.
Vì vậy một bước quan trọng không kém đó chính là cần phải thường xuyên dùng những thủ pháp miêu tả động tác, thần thái, nội tâm, hoàn cảnh, bề ngoài.
Phải dùng một cuộc đối thoại để tả được cái tổng thể, khi đó bạn mới có thể dễ dàng tiết lộ tình tiết được.
Nên chú ý đến sự liên kết và thống nhất giữa các câu thoại, cùng truyền cái hồn cho nhân vật, để cho nhân vật có thể "sống" trong tác phẩm.
Thứ mười, cuộc đối thoại cần phải có được sự thú vị nhất định, hài hước, âm trầm, điên cuồng, tỉnh táo, sung sướng, tức giận, lộ ra được sự đa dạng và phong phú của lời thoại.
Sự đa dạng chính là nòng cốt của tiểu thuyết, dù có là văn học truyền thống hay là văn học mạng, kể cả là ở thế giới thực.
Không phải chỉ có một mục đích là biểu đạt một câu chuyện thú vị hay sao?
Sự thú vị được xuyên suốt trong tiểu thuyết, từ đầu đến cuối, tất cả! Trong đó bao gồm cả lời thoại.
Cho nên khi bạn sáng tác những câu thoại mang tính mấu chốt thì phải biến tấu làm sao cho nó trở nên thú vị độc đáo, trong lúc đó phải cân nhắc lại xem đoạn văn này bạn đã viết hay hay chưa.
Người đọc đọc là hiểu ý ngay, hay là xoắn xuýt đắn đo, thậm chí còn nhấn thoát ngay lập tức.
Không phải là để bạn viết đoản văn, mà là để bạn biết chú ý đến hiệu quả của biểu đạt.
Thứ mười một, nếu đã làm được tất cả những gì tôi nêu ra vậy thì tôi không tin còn có ai không viết được lời thoại!
----------------------------------
Hi vọng có thể giúp đỡ mọi người
Viết xuống "Kỹ xảo sáng tác văn học mạng: Đối thoại và diễn đạt" không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a...
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
niết dục Linh Nguyệt Vũ Nguyên
2 năm trước
Bởi Vì Đam Mê
4 năm trước
Phá Thiên Quân
4 năm trước
Bởi Vì Đam Mê
4 năm trước
Uông Dương
4 năm trước
Ta Trở Thành Phú Nhị Đại Phản Phái: Phản sáo lộ với dàn hậu cung
Đấu La Đại Lục II Tuyệt Thế Đường Môn: Mã Tiểu Đào
Vương Trùng Dương xứng đáng ngồi chung mâm với các huyền thoại võ học trong Kim Dung
Sau Thiên Đạo Thư Viện, ba lần mở sách của Hoành Tảo Thiên Nhai thảm!
Sư Huynh A Sư Huynh | Ta Sư Huynh Thật Sự Quá Vững Vàng: Vân Tiêu
Văn học mạng Đào Cốc Lục Tiên gồm những ai?
Lưu Lãng Đích Cáp Mô chia sẻ yếu quyết trở thành tác giả mạng
Bảng xếp hạng nguyệt phiếu Qidian, Zongheng tháng 2 năm 2023
Kinh điển trích lời Lạn Kha Kỳ Duyên
Derrick Berg (nhân vật nam phụ trong Quỷ Bí Chi Chủ)
Thần Nam: Thần tính, ma tính... đều là nhân tính
Tiểu sử Fujiko.F.Fujio tác giả vĩ đại của bộ truyện Doremon
Năm đó Tiên Hiệp xuống dốc, ai còn nhớ đến tám quyển tiên hiệp kinh điển, Chanh Qua đều đánh giá cao
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.