Ngũ đại thần thú thượng cổ

Linh Nguyệt Vũ Nguyên | | 10257

Tin tức Huyền huyễn

Ngũ đại thần thú trong văn hóa người Phương Đông bao gồm : Thanh Long (mộc) , Chu Tước ( hỏa ) , Bạch Hổ ( kim ) , Huyền Vũ (thủy) và Kỳ Lân ( Thổ ) .Theo truyền thuyết thì chúng là do linh khí của buổi sơ khai tụ lại mà thành, đại biểu cho ý chí của Trời và Đất, mang trọng trách trông coi và bảo vệ thế giới này, tránh để nó bị hủy diệt. 

1. Thanh Long ( mộc )

Thần Thú Thanh Long Thanh Long là Thần Thú đại diện cho vùng phương Đông, ngũ hành thuộc Mộc, là Thần Thú đứng đầu trong ngũ đại thần thú, tiêu biểu cho Vương Quyền và sự Linh Thiêng. 

Thanh Long là thần thú được sinh ra trong thời kỳ hỗn độn, do linh khi thiên địa tích tụ mà thành .Tương truyền, Thanh Long có sức mạnh, trí tuệ và quyền uy bậc nhất bởi nó là sự kết hợp từ những đặc điểm mạnh nhất của muôn loài như đầu rắn, mình hổ, bờm sư tử, trên đầu mọc thêm sừng hươu, mào gà, đuôi giống thằn lằn, tứ chi mọc vuốt chim ưng, toàn thân được bao phủ bởi tầng tầng vảy cá, có thể đi lại tự nhiên trên đất liền, lại có thể bay thẳng lên trời, nuốt gió phun mưa. Thanh Long là biểu tượng của sự hùng mạnh và vĩ đại, nó tỏa ra sức mạnh đáng sợ và bất bại, luôn được yểm trở bởi những đám mây. Khi thời đại của thánh nhân bắt đầu, tiên giới được thành lập thì Thanh Long trở thành thần thú trấn thủ Phương Đông trấn áp tà ma xâm nhập tiên giới, nó trở thành biểu tượng cao quý biểu trưng cho quyền uy tuyệt đối trong tín ngưỡng của người Châu Á.

Thanh Long mang trong mình sức mạnh của Cửu Thiên Thần Lôi(Thần Sét), sở hữu thần lực tối cao, có khả năng trấn áp và hủy diệt mọi mối hiểm hoạ. Chính vì vậy mà Thanh Long là biểu tượng mang hàm ý hoá giải hoạ hại, biến dữ thành lành, đem đến sự An Lành và Bình Yên cho người hữu duyên (Thanh Long là Thần Thú Bảo Hộ dành cho người có mệnh bị khuyết Mộc, và kỵ Thổ) 

Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị Thập Bát Tú , đó là: Giác Mộc Giảo (sao Giác); Cang Kim Long (sao Cang); Đê Thổ Lạc (sao Đê); Phòng Nhật Thố (sao Phòng); Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)

2. Bạch Hổ ( kim )

Bạch Hổ là linh thú được sinh ra trong thủa hỗn độn hồng hoang, nó có hình dáng là một con hổ màu trắng, sinh ra từ lúc vũ trụ sơ khai Bạch Hổ hấp thụ linh khí của trời đất, nó nhanh nhẹn, mạnh mẽ, có sức mạnh uy nghiêm và năng lực chiến đấu vượt trội, có thể trấn áp tất cả các loài. Bạch Hổ có tính cách đặc trưng là kiên nhẫn nhưng rất dứt khoát.

Bạch Hổ là Thần Thú đại diện cho vùng phương Tây, ngũ hành thuộc Kim. Theo quan điểm của người xưa, Bạch Hổ được xem như một vị Chiến Thần, một vị thần sát phạt chinh chiến, là một Tinh Tú được sùng bái thời cổ đại. Thần Thú Bạch Hổ là biểu tượng đặc trưng của Trừ Gian Diệt Ác, Ban Phát Thiện Lành, Tài Lộc Phú Quý và Kết Nối Duyên Lành (Bạch Hổ là Thần Thú Bảo Hộ dành cho người có mệnh bị khuyết Kim, và Kỵ Mộc)

“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”.

3. Chu Tước ( hỏa )

hần Thú Chu Tước Chu Tước là Thần Thú đại diện cho vùng phương Nam, ngũ hành thuộc Hoả, là Thần Thú cai quản bầu trời, được tôn xưng là vua của các loài chim(Thần Điểu). Tương truyền người ta cho rằng "Nhất Kiến Chu Tước Thiên Hạ Bình", có nghĩa là mỗi khi có Chu Tước hiện thân, thì tại nơi đó xã hội sẽ yên bình và ấm no, chính vì vậy mà hình tượng của Chu Tước mang ngụ ý Chiêu Cát Nạp Phúc, mang đến điều May mắn và Phúc lộc, bên cạnh đó là sự bảo hộ Bình An và Suôn Sẻ

Tương truyền từ thủa hỗn độn sơ khai, loài ngươi và muôn thú còn chưa có, từ khối ánh sáng Thái Cực phân tác ra Lưỡng Nghi,ánh lửa của Cung Ly trong Bát Quái hóa thành Phượng Hoàng, là con Phượng Hoàng đầu tiên trong Trời Đất và được gọi là Chu Tước để phân biệt với đại tộc Phượng Hoàng dản sinh sau này.

Do hóa thân từ ngọn lửa thiêng mang hỏa tính của liệt diễm nên Chu Tước toàn thân đều có màu đỏ son hoặc hoàng kim lấp lánh tựa như ánh sáng mặt trời nên còn được gọi là Hỏa Điểu hay Đan Điểu. Chu Tước có cái đuôi rất dài tựa như chiếc lông đuôi của loài chim công, toàn thân Chu Tước lúc nào cũng tỏa ra nhiệt khí và hỏa quan ngũ sắc.

Chu Tước sinh ra đã có lòng đại từ, đại bi, bao la quảng đại sẵn sàng quên mình vì nghĩa, vì cứu giúp muôn sinh hỏa quang trên thân nó có khả năng xoa dịu sự cô độc, đau khổ, bi thương. Lông vũ của nó có thể cải tử hoàn sinh, nước mắt của nó có thể hồi sinh cho những sinh vật đã chết. Vì có đức hy sinh, từ bi bao la quảng đại nên khi chết, Đại Bi Tâm của Chu Tước có thể phát ra Đại Linh Quang, ánh linh quang hóa thành Tứ Đại Bất Diệt rồi từ đống lửa tro tàn Phượng Hoàng có thể hồi sinh, niết bàn từ thân xác đã chết.

(Chu Tước là Thần Thú Bảo Hộ dành cho người có mệnh bị khuyết Hoả, và Kỵ Kim) 

Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là: Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh), Quỷ Kim Dương (sao Quỷ), Liễu Thổ Chương (sao Liễu), Tinh Nhật Mã (sao Tinh), Trương Nguyệt Lộc (sao Trương), Dực Hỏa Xà (sao Dực), Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn). Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim. Ba sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

4. Huyền Vũ ( thủy )

Thần Thú Huyền Vũ Huyền Vũ là Thần Thú đại diện cho vùng phương Bắc, ngũ hành thuộc Thủy, mang hình dạng của đầu Rồng đuôi Rùa, theo tương truyền thì Huyền Vũ là sự kết hợp của hai linh vật Rùa và Rắn.

Theo truyền thuyết về thời đại hồng hoang thì Huyền Vũ được sinh ra ở Sơn Hải Giới. Vào thời hỗn mang nó có hình dáng khởi thủy là một con Vũ màu đen, là một linh vật kết hợp của rắn và rùa với thân hình giống như loài rùa nhưng được quấn quanh bởi một con rắn tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn vĩnh cửu. Huyền Vũ hấp thu linh khí hỗn độn nên mang sức mạnh Khai Sơn, Tích Địa.

Tương truyền, khi Nữ Oa tạo ra loài người, yêu quái quấy nhiễu nhân sinh Huyền Vũ từng theo Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế xuống trần trừ yêu, diệt quái. Từ đó, Huyền Vũ trở thành biểu trưng cho điềm lành, giúp nhân gian chống lại yêu tà, an cư lạc nghiệp.

(Huyền Vũ là Thần Thú Bảo Hộ dành cho người có mệnh bị khuyết Thủy, và Kỵ Hoả) 

“Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”.

5. Kỳ Lân ( thổ )

Thần thú Kỳ Lân hay còn gọi là Ứng Long , là thần thú cuối cùng cũng như xuất hiện muộn nhất trong ngũ đại thần thú , vì ít khi được nhắc đến nên khi nói tới thần thú người ta chỉ nghĩ tới tứ tượng Thanh Long , Bạch Hổ , Chu Tước , Huyền Vũ chứ ít ai biết đến sự tồn tại của thần thú thứ năm này . 

Thần thú Kỳ Lân là Thần Thú sau cùng trong ngũ đại Thần Thú, đại diện cho vùng trung thổ, ngũ hành thuộc Thổ.Theo truyền thuyết, Hoàng đế chính là hoá thân của Ứng Long để giải cứu nhân loại khỏi nguy nan. Chính vì vậy mà Ứng Long đc xem như là biểu tượng của sự Nhân Từ Đức Độ. Người xưa có câu "Thịnh Thời Xuất Ứng Long", tức là những nơi có dấu chân của Nó, thì nơi đó sẽ luôn may mắn và hưng vượng

Kỳ Lân thường được các thầy địa lý dùng để trấn trạch và xua đuổi tà ma, song song đó là kích vận thăng quan tiến chức (Ứng Long là Thần Thú Bảo Hộ dành cho người có mệnh bị khuyết Thổ, và kỵ Thủy) 

Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN


Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!

Tiểu Cửu Cửu

thác cương Tiểu Cửu Cửu

Ngũ đại thần thú thượng cổ có mạnh hơn Thập đại ác thú hung cổ không

một năm trước


TIÊN HIỀN THƯ VIỆN

Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

LIÊN KẾT

google news tiktok