Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 năm chinh chiến, Nguyễn Huệ chưa hề chùn bước trước bất cứ khó khăn nào. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng dụng nhân tài, có niềm tin tuyệt vời vào khả năng của mình. Vậy nên ông được gọi là vị tướng bất khả chiến bại.
♦ Cách dụng binh của ông được đánh giá trực tiếp qua 2 chiến công hiển hách nhất.. đó là quét sạch quân Xiêm và Đại Phá quân Thanh:
► Biết lấy lui làm tiến, lấy biến hóa uyển chuyển chống lại sự hung hăng, dồn dập...
— Quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn.
— Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút. Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn sử dụng pháo bắn uy hiếp dữ dội ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
=> Như vậy, Một trận quyết chiến diễn ra trong không đầy một ngày đã tiêu diệt gần như hoàn toàn 2 vạn quân Xiêm."
► Thần Tốc Bắc Tiến, tạo thế bất ngờ, nắm lấy chủ động kết hợp tấn công mãnh liệt dồn quân địch vào thế bị động, hoang mang....
• Quân Tây Sơn có là 10 vạn, được tổ chức thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
• Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi.
• Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào.
Trong khi đó cánh quân khác của Tây Sơn bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng.
• Sáng mồng 5. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.
=>Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.
♦ ♦ ♦
1. Ông làm cho thiên hạ phải rùng mình kinh ngạc về khả năng hành quân nhanh như tên bay của quân đội ông. Tạo thế chủ động, gây bất ngờ, bị động cho giặc.
2. Ông bày binh bố trận "Thiên biến vạn hóa, xuất quỷ nhập thần" đánh có hư có thực, hư để gây hoang mang, thực để dứt điểm cuộc chơi... khiến quân giặc không biết đâu mà phán đoán.
3. Ông lấy Uy Vũ khích lệ tinh thần quân sĩ tạo sự tấn công mãnh liệt gây suy nhược cho tâm lý quân giặc.
Quang Trung luôn cưỡi voi đi đầu để quân lính theo sau. Khi xung trận quân Tây Sơn mang theo trống trận không có hồi Thu Quân. Trống Trận Tây Sơn đã cài đặt sãn trong tâm trí tướng sĩ Tây Sơn ra trận là Quyết Tử, chỉ có tiến không có lui.
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
khấu cung Thần Hy
3 năm trước
khấu cung Tinh Thần Chi Đế
4 năm trước
thiên nguyên Đại Hiền Triết
4 năm trước
thiên nguyên Đại Hiền Triết
4 năm trước
thiên nguyên Đại Hiền Triết
4 năm trước
thiên nguyên Đại Hiền Triết
4 năm trước
Lục đạo khẩu quyết mà các tác giả mới cần nhớ kỹ!
Hoạt hình Thần Mộ phát sóng, cải biên khó mà chấp nhận được
Làm sao đánh giá Nhất Niệm Vĩnh Hằng? Quyển tiểu thuyết này thế nào?
Đánh giá một chút Đại Đạo Tranh Phong
Trì Dao nữ hoàng (nhân vật nữ chính trong Vạn Cổ Thần Đế)
Review truyện Tuyết Đối Một Lần của tác giả Hải Để Mạn Bộ Giả
Level các hào kiệt trong võ lâm Kim Dung!
TOP TRUYỆN SẮC HIỆP HAY NHẤT 2021 (P3)
Sáu biểu hiện cảm xúc trong văn học
Đại cương truyện Nguyên Tôn của Thiên Tằm Thổ Đậu | Phần 2
Đế Bá Phiên Ngoại: Trảm Tiên Chiến Dịch — Phần 8
SƠ LƯỢC HUYỀN GIÁM TIÊN TỘC (không xuyên tạc)
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.