Tại sao chúng ta nên sử dụng ít trạng từ hơn?

ĐỗLinh | | 2454

Chỉ đạo sáng tác Thông tin

Chương 1: Tại sao chúng ta nên sử dụng ít trạng từ hơn?

Có câu nói nổi tiếng của Stephen King “Con đường đến địa ngục được lát bằng trạng từ”, lần đầu tiên tôi nhìn thấy câu này trong một bài báo trên mạng.

Lúc đó tôi vô cùng bối rối, tự hỏi tại sao lại là trạng từ? Tại sao phải là trạng từ? Sau này, khi đọc “danh ngôn” của Stephen King, tôi cảm thấy chính Stephen King cũng không giải thích đầy đủ lý do.

Mãi về sau tôi mới biết đến “Lý thuyết tảng băng trôi” của Hemingway, sau đó, tôi nghĩ tôi đã hiểu lý do của câu nói kia.

Cách miêu tả lời thoại của Hemingway vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là trong tác phẩm “Ông già và biển cả”.

Đoạn hội thoại trong tác phẩm rất mạnh mẽ, nó như sau:

"Santiago.” Đứa trẻ nói với ông khi leo lên bờ từ nơi con thuyền đang neo đậu: "Con có thể ra khơi cùng ông lần nữa. Gia đình con đã kiếm được một ít tiền.”

Ông già dạy đứa trẻ cách câu cá và đứa trẻ rất yêu mến ông.

“Không.” Ông già nói: "Con có một chiếc thuyền may mắn. Con hãy ở lại với họ. Nhưng con nên nhớ rằng sẽ có thời điểm con không thể câu được con cá nào trong suốt 87 ngày, sau đó trong ba tuần, mỗi ngày con đều câu được cá lớn.”

“Con nhớ rồi.”

Ông già nói: "Ông biết con không bỏ đi vì con còn chưa chắc chắn."

"Bố bảo con đi đi. Nhưng con là một đứa trẻ và con phải vâng lời ông."

"Ông hiểu." Ông già nói: “Đúng là nên như vậy."

"Ông ấy không có nhiều sự tự tin."

“Ừ." Ông già nói: "Nhưng chúng ta có. Phải không?"

“Vâng." Đứa trẻ nói: "Con sẽ mời ông đến khách sạn Terrace uống bia, sau đó chúng ta sẽ cùng nhau mang ngư cụ về." (Ngư cụ: Dụng cụ của ngư dân)

“Rất tuyệt vời." Ông già nói: "Chúng ta đều là ngư dân."

Bạn thấy đấy, khi Hemingway viết đoạn hội thoại này, ông ấy hiếm khi thêm một số từ bổ nghĩa trước "ông già nói" và "tôi nói". Nếu bạn thêm mấy từ bổ nghĩa, nó có thể trở thành như thế này:

“Không." Ông già kiên quyết nói: "Con đã có một chiếc thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ."

Tại sao Hemingway không thêm từ bổ nghĩa? Bởi vì bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào cũng có ba yếu tố: tác giả, nhân vật trong tiểu thuyết và người đọc.

Khoảng cách giữa “nhân vật trong tiểu thuyết” và “người đọc” càng ngắn thì nhân vật càng gần gũi và chân thực hơn.

Tuy nhiên, cũng giống như từ “kiên quyết” ở câu đối thoại trước, rõ ràng đó là sự miêu tả chủ quan của tác giả. À, vấn đề ở đây là người đọc hiểu nhân vật dựa trên sự chủ quan của tác giả chứ không phải thông qua lời thoại của nhân vật. Ở đây đã xuất hiện người trung gian (tác giả) ở giữa.

Càng có nhiều người trung gian thì khoảng cách giữa người đọc và nhân vật sẽ càng xa.

Ngoài ra, theo một cách hiểu khác của riêng tôi là nếu bạn thêm nhiều từ bổ nghĩa trước "tôi nói" và "ông ấy nói" thì đó thực sự là một cách diễn tả lười biếng, rất tệ. Tại sao à? Tôi sẽ đưa ra một ví dụ.

Ví dụ, nếu tác giả muốn thể hiện sự tức giận của nhân vật, anh ta có thể viết thế này [Anh ta nói một cách giận dữ: "Ra khỏi đây ngay!"]

Bạn thấy đấy, nếu bạn trực tiếp thêm từ bổ nghĩa "tức giận" vào "Anh ấy nói" thì bạn sẽ nghĩ rằng bạn đã thể hiện đầy đủ sự tức giận của nhân vật, do đó bạn sẽ không còn viết thêm một số đoạn hội thoại phù hợp hơn với các nhân vật nữa. Tóm lại là vậy, bạn phải tìm cách thể hiện nhân vật thông qua lời thoại, thay vì thêm một số từ bổ nghĩa một cách lười biếng để thể hiện cảm xúc tính cách nhân vật.

Còn một điều nữa, đây là điều quan trọng nhất. Mỗi người sẽ có cách hiểu khác nhau về cùng một câu nói, nếu tác giả cưỡng ép thêm một số từ bổ nghĩa thì sẽ khóa chặt cảm giác của người đọc lại, từ đó sẽ gây ra sai lệch cảm xúc. Ví dụ như câu này:

“Không.” Ông già nói: "Con có một chiếc thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ."

Nếu bạn thay đổi nó thành:

“Không." Ông già kiên quyết nói: "Con có một chiếc thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ."

Câu này tốt hơn không? Câu này khá tệ. Đây là lý do tại sao:

1. Có phải khi ông già nói vậy, ông ấy đã “kiên quyết” trong lòng rồi không? Có lẽ Hemingway cũng tin rằng trong lòng ông già vẫn còn chút do dự, hy vọng con cái sẽ cùng ông câu cá, đồng thời sẽ có một cảm giác lo lắng cho bọn trẻ. Vậy bạn nghĩ Hemingway nên làm gì bây giờ? Có lẽ ông ấy nên viết đoạn hội thoại như thế này:

“Không." Ông già nói chắc nịch, vừa do dự và đầy quan tâm: "Con có một chiếc thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ."

Rõ ràng, điều này là không thể.

2. Giả sử điều này có thể thực hiện được và người đọc thích nó, bạn có thể nói rằng mô tả của Hemingway là hoàn hảo hay không? Không, sau khi viết xong tiểu thuyết, đôi khi tác giả cũng khó có thể hiểu hết cảm xúc của nhân vật. Nhân vật có thể có suy nghĩ khác khi nói câu đó nhưng tác giả không biết điều đó và diễn tả sai dẫn đến hiểu lầm.

3. Bây giờ giả sử rằng bất cứ lúc nào tác giả cũng có thể đoán được 100% cảm xúc của nhân vật và thêm 5 trạng từ vào câu “anh ấy nói” để miêu tả những cảm xúc đó.

Điều này có hoàn hảo không? Rõ ràng, điều này không hoàn hảo. Một nghìn người đọc sẽ có một nghìn cảm nhận, làm sao tác giả có thể đoán được toàn bộ người đọc sẽ nghĩ như thế nào về nhân vật khi đọc câu này? 

Vì vậy đi đến kết luận, dù bạn có dùng bao nhiêu từ để miêu tả “ông ấy nói” thì chúng cũng không đầy đủ. Vì nó chưa hoàn hảo nên tại sao phải làm những việc vô ích như vậy và khiến người đọc như bị trói chân tại chỗ.

Vì vậy, cách để người đọc tiếp cận khôn ngoan nhất là không thêm trạng từ nào cả. Thậm chí chỉ thêm một từ cũng sẽ không hay, vì điều này sẽ hạn chế trí tưởng tượng của người đọc. 

Ví dụ:

“Không." Ông già nói: "Con có một chiếc thuyền may mắn. Hãy ở lại với họ."

Nếu thêm “kiên quyết” để miêu tả suy nghĩ của ông già thì cũng tương đương với việc tuyên bố rằng trong lòng ông ấy lúc này chỉ có “chắc chắn”. Nhưng thực ra cảm xúc nhân vật rất phức tạp, khi người đọc xem đoạn hội thoại này thì lòng bọn họ cũng phức tạp. Nếu vì diễn đạt không tốt mà bạn thêm “kiên quyết” một cách ngẫu nhiên thì mọi cảm xúc khác đều biến mất, chỉ còn lại “kiên quyết”. Cảm giác này… Đây không phải là chăm chút chi tiết quá mà bỏ qua thứ to lớn hơn sao? Khá ngu ngốc phải không?

Một cuốn tiểu thuyết sẽ không phải là một cuốn tiểu thuyết hay nếu người đọc không có chỗ cho trí tưởng tượng.

Cuối cùng, bản chất của cuốn tiểu thuyết là sự trình bày chứ không phải sự miêu tả một đống tính từ. Nếu muốn nói rằng nhân vật đang sợ hãi thì bạn không thể chỉ tìm một vài tính từ miêu tả “sợ hãi” để diễn tả với người đọc rằng lúc này nhân vật đang sợ hãi. Thay vào đó, cảm xúc đó nên được thể hiện tới người đọc thông qua hành động, lời thoại của các nhân vật, khiến người đọc có cảm giác như đang xem một bộ phim.

Cuối cùng, về lý thuyết tảng băng trôi, tác giả chỉ được yêu cầu viết một phần tám câu chuyện, để lại bảy phần tám cho người đọc tưởng tượng. Trí tưởng tượng rất tuyệt vời, mỗi người đọc sẽ có trí tưởng tượng riêng của mình. Một cuốn tiểu thuyết hay sẽ khiến người đọc nhớ mãi. Nếu tác giả viết ra tám phần tám thì đây thực sự là một cách tiếp cận người đọc thiếu tự tin và kỹ thuật diễn đạt rất đáng thất vọng.

Đây là cách hiểu của tôi về câu “Con đường đến địa ngục được lát bằng trạng từ”.

Để tiểu thuyết có hiệu quả, lời thoại phải ngắn gọn, súc tích và đầy đủ thông tin. Nếu lời thoại trói chặt cảm xúc người đọc, phóng đại và dài dòng thì việc thêm trạng từ trở thành vô nghĩa.

 

 

Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN


  • 0
  • 0

Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!

Bằng hữu tới nói 2 câu đi...

TIÊN HIỀN THƯ VIỆN

Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

LIÊN KẾT

google news tiktok