103 Loài Dị thú trong văn hóa Trung Quốc (P2)

darkhunter | | 1056

Tin tức Thông tin

6. Cửu Vĩ Xà – 九尾蛇

Truyền thuyết Cửu Vĩ Xà từng được ghi chép trong ''Tục Tử Bất Ngữ - Cửu Vĩ Xà'' do Viên Mai triều Thanh viết: “Có kẻ tên Mao Bát 茅八, thời trẻ từng buôn giấy vào Giang Tây 江西. Núi sâu nhiều xưởng giấy, người trong xưởng lưu lại liền chốt cửa, dè chừng không nên đi nơi khác, rằng trong núi nhiều dị vật, không chỉ có hổ sói, một tối trăng rất sáng, Mao không ngủ được, muốn mở cửa ra ngoài ngắm trăng, co ro bốn lần, ỷ vào võ dũng vẫn còn có thể chịu đựng được, bèn mở cửa ra ngoài. Đi chưa được mấy chục bước, chợt thấy bầy khỉ mấy chục con, khóc lóc chạy đến, chọn một cây lớn leo lên, Mao cũng nhìn lén từ xa. Không bao lâu liền trông thấy một con rắn, từ trong rừng đi ra, cơ thể như cột vòm, hai mắt sáng quắc, bộ da đều như vẩy cá mà cứng, từ eo trở xuống có chín đuôi, kéo nhau mà đi, có tiếng như thiết giáp. Song đến dưới cây, nó bèn dựng đuôi, xoay tròn thành điệu múa. Mỗi đuôi có một lỗ nhỏ, bên trong lỗ tiết ra nước dãi như đạn bắn lên cây. Bên trong bầy khỉ, có con kêu gào rơi xuống đất, bụng nứt ra mà chết. Bèn từ từ ăn ba con khỉ, kéo đuôi mà đi. Mao sợ, quay về, tất nhiên là đêm tối không dám ra ngoài.”

7. Tam Giác Thú – 三角兽

Tam Giác Thú đại biểu cho sự may mắn, các đế vương gia thời cổ đại thường hay vẽ hình tượng Tam Giác Thú lên cờ xí dùng cho hoạt động lễ nghi. Nếu như một người nào đó từ nhỏ có khí chất đế vương, cũng có khả năng sẽ hấp dẫn Tam Giác Thú. Trên đầu Tam Giác Thú mọc ba cái sừng, trên chân có ngọn lửa, bộ lông có màu xanh lục.

8. Đan Ngư – 丹鱼

Đan Ngư là Thần ngư trong truyền thuyết, khắp toàn thân từ trên xuống dưới được bao bọc bởi ánh hào quang chói mắt, nghe nói bôi máu của Đan Ngư lên chân có thể đi đứng được ở trên mặt nước. Truyền thuyết Đan Ngư bắt đầu sớm nhất ở Bắc Nguỵ, là vật điềm lành. Truyền thuyết kể rằng nhìn thấy Đan Ngư thì sẽ gặp chuyện tốt, thế nhưng xác suất nhìn thấy thần ngư lại là nhỏ càng thêm nhỏ.

9. Bạch Viên – 白猿

Bạch Viên là một loài dị thú có ngoại hình rất giống con khỉ, tay chân rất dài, giỏi leo trèo, tiếng kêu cực kỳ thê thảm.

Bạch Viên ở cổ đại được cho là hầu đã trải qua nhiều năm phát triển biến hoá mà thành, tượng trưng trường thọ nhiều phúc. Trong ''Bão Phác Tử · Đối tục thiên'' từng ghi chép: “Hầu 猴 thọ tám trăm bách biến thành Viên 猿, thọ năm trăm biến thành Quặc 玃.” Trong ''Bản thảo cương mục'' của Lý Thời Trân cũng có nói: “Viên sinh ở núi sâu Xuyên Quảng, cánh tay rất dài, có thể dẫn khí, do đó thọ lâu.”

Bạch Viên trích từ ''Sơn Hải Kinh - Nam Sơn Kinh'': “Núi Đường Đình 堂庭, có nhiều Bạch Viên 白猿.”

[1] Dưỡng Do Cơ 養由基, xuất hiện trên võ đài lịch sử từ 606TCN-559TCN) là người nước Sở thời Xuân Thu. Ông là một danh tướng dưới hai đời vua Sở Trang Vương và Sở Cung Vương, nổi tiếng về tài bắn cung “bách bộ xuyên dương” (cách xa 100 bước bắn xuyên qua lá dương.

10. Lộc Thục – 鹿蜀

Lộc Thục là một loài thần thú cổ đại, dáng vẻ giống như ngựa, đầu màu trắng, đuôi màu đỏ, thân mình đầy vằn hổ, kêu lên giống như con người đang hát. Truyền thuyết kể rằng mặc da lông của Lộc Thục ở trên người mình thì có thể khiến cho con cháu gia tộc hưng thịnh, ở thời Sùng Trinh nhà Minh, trên phố loan truyền rằng có người từng thấy qua Lộc Thục.

Ở trong ''Đồ tán'' của Quách Phác có nói: “Thú Lộc Thục, bản chất ngựa vằn hổ. Ngẩng đầu kêu dài, duỗi chân nhảy chồm. Mặc da lông của nó, con cháu như mây.”

11. Toàn Quy – 旋龟

Toàn Quy là một loại dị thú đầu chim, cơ thể giống rùa đen, đuôi giống rắn độc. Âm thanh khi Toàn Quy kêu lên rất giống tiếng gõ vào gỗ, người ta mang theo Toàn Quy ở trên người, có thể ngăn cản ù tai, tăng cường thính lực, còn có thể trị vết chai chân.

Trong ''Thập Di Ký'' có ghi chép khi Đại Vũ trị thủy “Hoàng Long kéo đuôi ở trước, Huyền Quy vác bùn đen ở sau”. “Huyền Quy” được nhắc tới trong ''Thập Di Ký'' chính là con Toàn Quy đầu chim thân rùa đuôi rắn này, kể rằng khi Toàn Quy ở triều nhà Hạ từng cùng Hoàng Long hiệp trợ Đại Vũ sửa trị lũ lụt.

12. Lục – 鯥

Lục, là một loài quái ngư ở giữa ranh giới sinh tử trong Sơn Hải Kinh. Trong truyền thuyết Lục có bốn loại hình thái: đầu trâu thân cá, đuôi rắn có cánh; đầu thú thân cá móng trâu, đuôi rắn có cánh; đầu thú thân cá, đuôi rắn không cánh; đầu thú thân cá, đuôi rắn có cánh.

Lục thường sinh sống ở nơi kề sông tựa núi, tiếng kêu của nó trầm thấp, rất giống tiếng trâu kêu. Lục thường ngủ đông vào mùa đông, chỉ ra ngoài hoạt động vào mùa hè, cho nên mọi người xem Lục như là biểu tượng cho sự khởi tử hoàn sinh, sau khi ăn nó có thể trị bệnh u bướu.

[2] Nguyên văn là 魼 tức 胠 chữ đồng thanh mượn tiếng chỉ bộ phận dưới nách trên sườn.

(Còn tiếp)

Tác giả: Mao Đậu (Biên tập), Thôn Thôn (Minh họa),Mặc Ngư (Minh họa)

Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN


  • 0
  • 0

Từ khóa: sơn hải kinh

Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!

Bằng hữu tới nói 2 câu đi...

TIÊN HIỀN THƯ VIỆN

Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

LIÊN KẾT

google news tiktok