Tiếp tục với vấn đề bốn cương thi thủy tổ.
Ba, cương thi thuỷ tổ – Hạn Bạt:
Con gái của Hoàng Đế nguyên danh là Nữ Bạt, tướng mạo xinh đẹp, đồng thời cũng hết sức thiện lương. Sau một lần Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu, Hạn Bạt vì lo lắng cho cha của mình mà tinh thần và thể xác đều mỏi mệt, lâm vào bạo bệnh. Bệnh tình của Nữ Bạt cực kỳ nghiêm trọng, dựa theo lời Vu sư ngay lúc đó đã nói, Nữ Bạt không có thuốc nào cứu được.
Mà vào lúc bệnh tình của Nữ Bạt nguy kịch, một phần hồn phách của Hống phá phong ấn của Nữ Oa và Phục Hy, trốn thoát. Để trả thù Nữ Oa, một phần hồn phách của Hống len lén lẻn vào căn phòng của Nữ Bạt, nhân cơ hội đoạt được thân thể của Nữ Bạt. Mà phần hồn phách này của Hống bản thân lại không hoàn chỉnh, hồn phách không hoàn chỉnh không thể chiếm thân thể của Nữ Bạt.
Hống vì cướp đoạt thân thể của Nữ Bạt mà cố gắng dung hợp hết hồn phách của mình và ba hồn bảy phách của Nữ Bạt. Lúc dung hợp, thân thể của Nữ Bạt xảy ra dị biến. Tóc Nữ Bạt bắt đầu trắng xóa rụng đi, trán của nàng xuất hiện nhiều nếp nhăn, nước trong thân thể của nàng bắt đầu bốc hơi, trở nên cực kỳ khô cạn. Càng đáng sợ hơn chính là, thân thể Nữ Bạt tản mát ra một loại nhiệt lượng khổng lồ! Khu vực vài dặm quanh nơi ở của Nữ Bạt, hơi nước bốc lên rất nhanh, đất đai trở nên khô hạn không gì sánh được.
Nữ Bạt dị biến khiến Hoàng Đế và thôn dân sợ hãi. Rơi vào đường cùng, Hoàng Đế phải đuổi Nữ Bạt ra ngoài, Nữ Bạt lưu vong ở phương bắc.
Bởi vì Nữ Bạt đến đâu, nước sông và hồ bốc hơi sạch sẽ đến đó cho nên Nữ Bạt được gọi là Hạn Bạt. Cũng chính vì vậy, Hạn Bạt bị mọi người xưng là thần hạn hán.
Bởi vì Hạn Bạt là do Nữ Bạt và hồn phách của Hống dung hợp cho nên Hạn Bạt vẫn lưu lại một bộ phận ký ức của Nữ Bạt. Cũng chính vì vậy, lúc Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu, Nữ Bạt đã bang trợ Hoàng Đế đánh lùi Xi Vưu. Hạn Bạt cũng đã có một cống hiến cho nhân loại.
Sau đó, Hạn Bạt bôn tẩu khắp nơi ở phương bắc, khiến nhiều nơi ở phương bắc khô hạn, rất nhiều địa phương biến thành sa mạc vô tận. Bất đắc dĩ, Đế Sử Ứng Long phải tru diệt Hạn Bạt.
Bốn, cương thi thuỷ tổ – Tướng Thần:
Tướng Thần, dựa theo Xuân Thu Dã Sử ghi lại, là cương thi thuỷ tổ hút máu, thuộc cấp cương thi đệ nhất, xuất xứ bất minh.
Thật lâu trước, Hống đã từng bắt một nhánh thần thụ ở hạo thiên. Sau khi Hống bị phong ấn, nhánh thần thụ tiếp xúc được thể xác của Hống, cư nhiên từ từ dung nhập vào trong cơ thể Hống, trở thành một sinh mạng mới, chiếm thân thể của Hống, trở thành cương thi vương Tướng Thần!
Trên thực tế, trong truyền thuyết mặc dù có tứ đại cương thi thuỷ tổ, nhưng không phải ai cũng là cương thi hút máu! Trong tứ đại cương thi thuỷ tổ chỉ có Tướng Thần mới là cương thi hút máu, bởi vậy, những cương thi mà chúng ta đồn có thể đều là hậu đại của Tướng Thần. Tướng Thần là do thân Hống (Còn gọi là Vọng Thiên Hống, là thần thú thượng cổ trong truyền thuyết của Trung Quốc) biến thành, vô hồn vô phách, bởi vậy, các cương thi hậu đại của Tướng Thần không có hồn phách, đồng thời kế thừa đặc tính hút máu của Tướng Thần.
Dã sử ghi lại, Tướng Thần cùng với ba cương thi thuỷ tổ (Hậu Khanh, Doanh Câu, Hạn Bạt) sinh ra vào thời kì hồng hoang yêu thú, nhân loại chưa xuất hiện, mãi cho đến thời trung cổ mới biến mất. Ứng với hệ thống thần thoại Trung Hoa cổ đại, bốn cương thi thủy tổ đều xuất hiện lúc Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu, trong đó Hậu Khanh sau đại chiến mới biến thành cương thi. Tướng Thần là cương thi đáng sợ nhất, tương truyền Tướng Thần có thân bất tử, sống mấy vạn năm, là cương thi thuỷ tổ tối cao. Trong truyền thuyết vùng Trung Nguyên có kể, Tướng Thần thậm chí còn xuất hiện sớm hơn, vào thời Phục Hy, mãi cho đến thời kì trung cổ, hắn mới đột nhiên mai danh ẩn tích, có người nói là bị Cách Tát Nhĩ Vương giết chết (Theo truyền thuyết Tây Tạng, ngài là Liên Hoa Sinh Đại Sư hóa thân).” — trích tiểu thuyết kinh khủng《Sách cấm Tây Tạng》
Nguồn: Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân, Phong Vân
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
hoa cái hac_bach_de_vuong
3 năm trước
thác cương Đào Quỳnh Phương
3 năm trước
Tiêu Cẩn Du: Chia sẻ tâm đắc viết lách và cảm tưởng tám năm viết lách
Kịch bản truyện Võ Thần Chúa Tể
Lấy Già Thiên làm ví dụ, phân tích trong hoạt hình tu chân, cái gì mới là quan trọng nhất?
103 Loài Dị thú trong văn hóa Trung Quốc (P4)
Đệ nhất phản diện dưới ngòi bút Thần Đông: Ngạo thế gian, có ta An Lan liền có thiên!
Cơ Ngưng Sương (Nhân Vật Nữ Trong Truyện Tiên Võ Đế Tôn)
Kinh điển trích lời Đại Bát Hầu
Tru Tiên: Thương Tùng Đạo Nhân
Giới thiệu truyện Ta Đệ Tử Tất Cả Đều Là Sa Điêu Người Chơi
Năm con tọa kỵ thần thông quảng đại trong văn học mạng gồm những con nào?
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.