Có rất nhiều bộ mà tác giả viết rất hay về những ý nghĩa, giáo lý của Đạo Giáo, theo các vị đạo hữu, truyện nào có nhiều triết lý Đạo Giáo nhất?
Ad nghĩ là Tử Dương.
Một chút về giáo nghĩa của Đạo Giáo:
Đạo giáo lấy tư tưởng của Đạo Đức Kinh làm giáo nghĩa chủ yếu, xướng đạo tôn đạo quý đức, trùng sinh quý hòa, bão phác thủ chân, thanh tĩnh vô vi, từ kiệm bất tranh và tính mệnh song tu. Đạo giáo cho rằng: Đạo vô hình vô tượng mà sinh ra vạn vật thiên địa. Đạo tán là khí, tụ là thần. Thần tiên vừa là hóa thân của đạo, lại vừa là sự mô phỏng có tính khuôn phép của đạo. Do đó tín đồ đạo giáo vừa tin tín đại đạo, lại vừa tôn sùng kính bái thần tiên là do vậy.
Đạo giáo là một tông giáo được sản sinh trong lòng Trung Quốc, nó là con suối sâu thẳm của vu thuật cổ đại Trung Quốc, nó là tiền thân của thần tiên phương thuật thời kì Tần Hán, nó cũng là tiền thân khá sớm của Đạo Hoàng Lão thời Hoàng Đế. Vào năm 142 thời Đông Hán, Thuận Đế Hán An, người sáng lập ra đạo giáo là Lão tổ Thiên Sư tại núi Hạc Minh.
Quan điểm cơ bản của Đạo giáo là quan niệm về thần tiên, đắc đạo thành tiên là quan điểm lý tưởng của đạo giáo. Dựa trên các kinh điển cơ bản của đạo giáo về việc nhục thể thành tiên là hạch tâm, xiển dương diên niên dưỡng sinh, tuyên dương kim đan hoàng bạch là diên niên đại dược, đề xướng nội tu ngoại luyện là thần tiên yếu đạo.
Đạo giáo là một tông giáo được sản sinh vào cuối thời Đông Hán, mà đạo gia là một trường phái triết học khác được hình thành vào thời kì Xuân Thu Chiến Quốc.
Cho nên hai trường hợp tôi vừa nêu trên là hai trường hợp không hề giống nhau. Nhưng đạo giáo đã hấp thu các tư tưởng và phạm trù trọng yếu của đạo gia mà cấu thành ra lí luận cơ bản của đạo giáo.
Căn cứ cho điều nói trên là việc, đạo giáo vừa lấy Lão tử là người khởi thủy và sáng tạo ra đạo gia là giáo tổ, tôn xưng là Thái thượng lão quân, lấy Đạo Đức Kinh làm kinh điển chủ yếu, lại vừa lấy các đạo gia chư tử từ trước đến nay phong làm tôn thần của đạo giáo.
Vậy nên đạo giáo và đạo gia có mối quan hệ mật thiết đến lạ kì như vậy. Cũng bởi thế cho nên hậu thế của đạo giáo lại xưng là đạo gia cũng là do ý trên cả.
Đạo giáo qua quá trình hình thành và phát triển đã sản sinh ra rất nhiều môn phái khác nhau, tín ngưỡng giáo nghĩa cũng bị tạp loạn không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu, các phái đều không có sự tương đồng.
Kinh qua quá trình phát triển, Đạo giáo phân ra thành hai đại phái lớn Chính Nhất và Toàn Chân. Toàn Chân phái chủ trương Nho Thích Đạo tam giáo hợp nhất, đạo đồ xuất gia đạo sĩ đều để tóc để râu, đỉnh đầu vấn tóc, không lập gia đình, không ăn mặn chủ yếu là trường chay, ở trong đạo quán, lấy thanh tu luyện dưỡng làm nội dung sinh hoạt chủ yếu của tông giáo. Chính Nhất phái đạo đồ đạo sĩ có thể thành gia lập thất, có thể không cần vấn tóc, lấy trai tiếu nghi thức làm hoạt động chủ yếu, có thể gọi là tác đạo tràng. Cả hai phái đều lấy Thái Thượng Lão Quân và Ngọc Hoàng Đại Đế là vị thiên thần tối cao nhất.
Qua nhiều năm nghiên cứu về học thuyết của lịch đại đạo giáo chư phái, tôi đều thấy đạo là hạch tâm tổng quan của các tín ngưỡng. Giáo nghĩa của đạo giáo các phái đều do sự suy diễn mà ra cả. Bóc tách từng vấn đề ta mới thấy chủ yếu có các khía cạnh sau đây:
- Thứ nhất, Đạo là tín ngưỡng tối cao của đạo giáo, mọi giáo lý giáo nghĩa do sự diễn hóa mà thành, Đạo là hư vô không có bản thể, là căn nguyên của vạn vật thiên địa, là tồn tại vĩnh hằng bất biến cho dù ở bất cứ thời gian hay không gian nào. Đạo là duy nhất. Lấy Đạo để đề cao giá trị của Đức tức là đạo ở trong ta chính là đức. Đạo giáo đều hướng đạo đồ đền việc tu đạo dưỡng đức, tức là tu đạo có thể khiến con người có thể phản bản hoàn nguyên, trường sinh cửu an, sinh hoạt khang lạc.
- Thứ hai, Lão tử là hóa thân của Đạo, Đạo có thể diễn hóa thành rất nhiều các vị thiên thần, địa kì và nhân quỷ.
- Thứ ba, Đạo có thể do tu hành mà đắc. Con người thông qua việc tu luyện các loại đạo thuật có thể khiến cho thần đạo hợp nhất, tức là đắc Đạo.
- Thứ tư, người đắc đạo là người có thể có nhiều loại thần thông, có thể trường sinh và thành Tiên.
Giáo nghĩa của Đạo giáo vô cùng rộng lớn , nói ngày một ngày hai không thể hết được.
Nguồn: TIÊN HIỀN THƯ VIỆN
Thư hữu cần đăng nhập để bình luận!
Bằng hữu tới nói 2 câu đi...
Sở Các Chủ - T-7: Tu chân liêu thiên quần
Bắt Đầu Đánh Dấu Hoang Cổ Thánh Thể: Bảng xếp hạng thể chất!
Tinh Thần Biến: Hệ thống tu hành cùng thiết lập
Đế Bá Phiên Ngoại: Trảm Tiên Chiến Dịch — Phần 7
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CỦA CÁC SOÁI CA TRONG TRUYỆN
Kinh điển trích lời Đạo Mộ Bút Ký
《Già Thiên》 Yêu Hoàng - Tuyết Nguyệt Thanh
Tác giả mạng phản ứng ra sao với việc thăm dò ý kiến chức danh cho tác giả mạng
Cẩu Tại Tông Môn Ngự Thú Tu Tiên sơ lược đầu
Thông tin cơ bản về Lục Phiên trong Chế Tạo Siêu Huyền Huyễn Thế Giới
Áo Thuật Thần Tọa: Một quyển tiểu thuyết có tính khai sáng, đột phá và phổ biến cao
Tiên hiền thư viện tổng hợp review truyện, sưu tầm kinh điển trích lời, viết xuống tiêu điểm nhân vật, cầm tay chỉ đạo sáng tác, tóm tắt truyện chữ, đóng góp truyện ngôn tình, review truyện ngôn tình.